10 đội hình được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá thế giới

Phân tích 10 đội hình được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá thế giới

Chúng tôi mang đến cho bạn những đội hình được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá thế giới và chia nhỏ chúng cho phù hợp, đưa ra các ví dụ hiện tại và phác thảo vai trò của các cầu thủ.

WhoScored đã tổng hợp các cách sử dụng của mỗi đội hình trong năm giải đấu hàng đầu của châu Âu đến hiện tại trong mùa giải này, và số liệu cho chúng tôi biết chính xác (tính đến các trận đã chơi trước ngày 30 tháng 3 năm 2013) về số lần chúng đã được sử dụng.

Được xếp hạng theo mức sử dụng đã được thống kê xác nhận, bạn sẽ thấy hệ thống nào thực sự phổ biến nhất.


Thêm: 2-3-5

OK, vậy là chỉ có chín đội hình được sử dụng một cách nhất quán trong năm giải đấu hàng đầu châu Âu.

Nhưng để hoàn thành danh sách, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một đội hình bổ sung có thể được coi là vô cùng cổ xưa hoặc rất, rất hiện đại.

Khi Wrexham đánh bại Druids trong trận chung kết Welsh Cup 1878, họ xếp đội hình 2-3-5 để thi đấu với đội Druids thậm chí còn sử dụng đội hình kì lạ hơn 2-2-6.

Hơn 50 năm sau, trận chung kết FA Cup năm 1930 chứng kiến Huddersfield sử dụng cùng đội hình nói trên nhưng để thua Arsenal, đội đã sử dụng đội hình WM ngày càng phổ biến của Herbert Chapman.

Sau đó, đội hình này đã trở nên khó hiểu — bóng đá đã mất một thập kỷ để đảo ngược hệ thống này và thay vào đó giờ đây chúng ta có 3-5-2 và 4-5-1.

Nhưng Pep Guardiola đã thử điều gì đó đặc biệt một chút trong mùa giải cuối cùng của ông tại Barcelona. Đó là sự áp đảo và lối chơi kiểm soát bóng mà Els Blaugrana đã tận hưởng, họ có thể bố trí năm người trên hàng công và chơi một đội hình tiên tiến đến khó tin.

Đội hình được tóm tắt lại một cách xuất sắc trong Barcelona Football Blog tại đây và để biết thêm thông tin chi tiết về các chiến thuật bóng đá trong những năm 1930, hãy đọc cuốn Inverting the Pyramid (Lật ngược Kim tự tháp) của Jonathan Wilson.


4-2-2-2

Số lần sử dụng: 12

Phổ biến nhất tại: Ligue 1 (11)

Đầu tiên đội hình cực kì dễ dàng biến đổi. 

Tên gọi 4-2-2-2 cũng chỉ là để gọi cho có, nhưng số lượng chuyển động diễn ra nhiều đến mức đáng kinh ngạc (khi được sử dụng đúng cách).

Bộ tứ hậu vệ khá tiêu chuẩn: hậu vệ cánh được yêu cầu phải có cả khả năng tấn công lẫn phòng ngự. Bộ đôi tiền vệ trung tâm thường bao gồm một cầu thủ thu hồi bóng và một tiền vệ kiến thiết, nhưng việc kiến thiết không quá cần thiết tuỳ thuộc theo những gì diễn ra trên sân.

Hai “tiền vệ cánh” hoạt động rộng liên tục tiến sâu vào hàng công, tạt vào trong, chạy vào khu trung tâm, chạy dọc biên theo bất kì cách nào họ cho là cần thiết. Như vậy, họ phải là những cầu thủ xuất sắc về mặt kỹ thuật và có lối chơi cơ động, những người có thể cô lập các điểm yếu và khai thác chúng.

Trong số hai tiền đạo, một người thường lùi sâu hơn một chút để nhận bóng từ bộ đôi tiền vệ, trong khi một người thường xuyên hiện diện để giữ chân hàng phòng ngự đối phương.

Trong khi phòng ngự, đội hình trông giống như 4-4-1-1/4-4-2, còn khi tấn công sẽ biến đổi từ 4-2-4 thành 4-2-3-1.

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Brazil trong suốt 100 năm qua, Paris-Saint Germain của Carlo Ancelotti (2013), Villarreal của Manuel Pellegrini


3-4-3

Số lần sử dụng: 37

Phổ biến nhất tại: Giải Ngoại hạng Anh (25)

Chúng tôi nhận thấy 3-4-3 không được nhiều đội sử dụng một cách nhất quán; hơn nữa, các huấn luyện viên chọn sử dụng đội hình này chỉ trong các trường hợp mà họ thấy có lợi trong khoảng thời gian 90 phút.

Đó là trường hợp của Barcelona khi đối đầu với AC Milan, và Jordi Roura đã xoay sở để vượt qua cách biệt hai bàn, bất chấp những gì xảy ra trong quá khứ để thành công và đội bóng Ý đã phải trả giá.

Điểm ưu việt của sơ đồ 3-4-3 là đội hình không phụ thuộc vào màn trình diễn của các hậu vệ cánh. Hậu vệ cánh đúng là phần không thể thiếu nhưng nếu họ bắt đầu gặp khó khăn, đội bóng vẫn có thể sử dụng hai tiền đạo cánh tại khu nhận bóng để hỗ trợ.

Nếu một hậu vệ cánh thi đấu không tốt, các đội sử dụng hàng thủ ba người có thể gặp khó khăn trong việc lên bóng do thiếu chiều rộng. Có bốn hậu vệ chơi rộng (mỗi cánh hai người) khiến cho hàng hậu vệ trở thành bức tường chắc chắn đảm bảo rằng bạn sẽ không bị dồn về phần sân nhà.

Có rất nhiều góc để chuyền bóng và có thể cho rằng đội hình này là phương pháp tốt nhất có thể để khuyến khích các đường chuyền ngắn, thoả mãn lối chơi kiểm soát bóng mà nhiều người mong muốn được chứng kiến.

Các trung vệ phía ngoài có thể dâng cao và tham gia tấn công, hàng tiền vệ hai người có thể di chuyển ra cánh và lối chơi đan bóng trong khu vực rộng rất cuốn hút người xem.

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Wigan Athletic, Marcelo Bielsa


4-1-2-1-2 (Hàng tiền vệ hình kim cương)

Số lần sử dụng: 108

Phổ biến nhất tại: Serie A (57)

Hàng tiền vệ kim cương, 4-4-2 kim cương hoặc 4-1-2-1-2 vẫn là một đội hình ít được sử dụng bất chấp những kết quả thành công liên tục trong 30 năm qua.

Sơ đồ này bao gồm hàng hậu vệ bốn người nhưng yêu cầu các hậu vệ cánh phải thường xuyên lên tấn công. Điều này phù hợp với xu hướng hiện đại, và nhiều hậu vệ cánh cả trái và phải hiện đang thi đấu cho các câu lạc bộ hàng đầu rất thích được lao về phía trước bất cứ khi nào có thể.

Họ cần thường xuyên tiến lên lấp vào khoảng trống phía trên bởi hàng tiền vệ có cự li hẹp, không có sự trợ giúp sẽ bị bó chân và thất bại khi tranh chấp tại khu vực giữa sân.

Tiền vệ đứng thấp nhất thường là một tiền vệ kiến thiết lùi sâu, hai tiền vệ trung tâm có nhiệm vụ tranh chấp và tiền vệ tấn công là một số 10 cổ điển.

Vai trò liên kết khi tấn công cũng giống như trong rất nhiều đội hình, rất đa dạng và hệ thống này có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu.

Tôi đã thấy đội hình ở đâu? Đã có ai thực sự vận hành được chưa? AC Milan của Carlo Ancelotti đã hoạt động hiệu quả, nhưng ngoài đội bóng này thì các lần thử của Sir Alex Ferguson, Mircea Lucescu, Walter Mazzarri và những người khác đều đã thất bại.


4-4-1-1

Số lần sử dụng: 181

Phổ biến nhất tại: Giải Ngoại hạng Anh (120)

4-4-1-1 nếu muốn dùng một cụm từ tốt hơn để mô tả, thì đây là một sự lựa chọn rất an toàn.

Bộ tứ phòng ngự và hàng tiền vệ 4 tiêu chuẩn — tiền vệ cánh hoạt động song song với hậu vệ cánh để kiểm soát hành lang và các tiền vệ trung tâm không cần phải là người kiến thiết hay thu hồi bóng.

Chỉ cắm một tiền đạo duy nhất ở hàng công, sơ đồ này đặt một tiền vệ công giữa các tuyến ở phía trên nhưng anh ta khác xa với số 10 cổ điển.

Cầu thủ này có một vai trò cực kì linh hoạt và sẽ đáp ứng chỉ dẫn của huấn luyện viên tuỳ thuộc vào cách trận đấu diễn ra — anh ta có thể tham gia làm tiền đạo, lùi xuống để làm tiền vệ số năm hoặc bắt đầu hoạt động như một tiền vệ kiến thiết.

Vì tính chất may rủi nên đội hình được sự dụng một cách khá thận trọng, như thực tế bạn đang nói “hãy xem đối thủ làm gì, sau đó mới đáp trả”.

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Everton, Croatia (2006), Manchester United (thi thoảng)


3-5-2 (3-5-1-1)

Số lần sử dụng: 182

Phổ biến nhất tại: Serie A (168)

Đội hình 3-5-2 được sử dụng áp đảo tại Italia và đang dần lan sang phần còn lại của châu Âu.

Nhiều huấn luyện viên đã thay đổi sơ đồ này trên cơ sở thử nghiệm, và chúng tôi đã thấy Brendan Rodgers, Roberto Mancini, Paul Lambert và Sam Allardyce đôi khi áp dụng vào đội hình thi đấu.

Bộ ba phòng ngự trung tâm thường là những hậu vệ có chiều cao cực khủng. Hai cầu thủ đá cánh cơ động hơn và có thể di chuyển vào các khu vực chuyền bóng để phân phối, trong khi hàng tiền vệ có thể biến đổi thành nhiều dạng.

Vai trò của tiền vệ sâu nhất thay đổi từ tiền vệ kiến thiết lùi sâu (Andrea Pirlo) đến cầu thủ thu hồi (Esteban Cambiasso), và điều đó lần lượt thay đổi vai trò của hai tiền vệ đá kèm.

Các hậu vệ cánh liên tục di chuyển từ tuyến này sang tuyến khác và mang đến chiều rộng tự nhiên để cả đội có khoảng trống, nhưng vị trí tại hàng công rất linh hoạt.

Mùa giải Serie A 2012-13 đã cho chúng ta thấy nhiều sự kết hợp có thể xảy ra, bao gồm tiền vệ cánh (Stevan Jovetic-Luca Toni), nhà kiến thiết lùi sâu và săn bàn (Mirko Vucinic-Sebastian Giovinco) và cầu thủ tranh chấp (Jovetic-Adem Ljajic).

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Napoli, Juventus, Ý


4-1-4-1

Số lần sử dụng: 184

Phổ biến nhất tại: Bundesliga (69)

4-1-4-1 đặc biệt hơn một chút so với những gì bạn nghĩ do sơ đồ này cần các loại cầu thủ cụ thể. Đây là hình ảnh trong lúc thi đấu mà đội hình này đang được sử dụng.

Tiền vệ tổ chức ở giữa hàng phòng ngự và hàng tiền vệ, đóng một vai trò hoàn toàn tuân theo lối chơi kỉ luật: vào bóng, che chắn và nhanh chóng chuyền bóng cho cầu thủ kiến thiết gần nhất đồng thời kiểm soát việc phòng thủ từ phía sau trong khi đội của anh ta đang cầm bóng.

Bộ tứ tiền vệ cần phải bùng nổ. Cả hai tiền vệ trung tâm sẽ đóng vai trò hộ công trong khi các tiền vệ cánh sẽ tăng tốc và băng xuống các đường biên.

Đội hình có xu hướng phòng ngự tiêu cực, nhưng thường là đủ để tấn công với năm người. Bóng được đưa vào tiền đạo để dứt điểm lên hoặc lốp bóng về phía trước để các tiền vệ bứt tốc đón đường chuyền.

Trên thực tế đây là đội hình chính trong sơ đồ số chín ảo mà Luciano Spalletti đã thiết lập tại Roma vào năm 2007. Tiền đạo sẽ lùi sâu và hút các trung vệ theo kèm anh ta trong khi những tiền vệ tấn công sẽ lấp vào các chỗ trống.

Những tập thể mang tính biểu tượng: Toulouse của Alain Casanova, Lokomotiv Moscow (2008)


4-3-3

Số lần sử dụng: 303

Phổ biến nhất tại: Serie A (113)

4-3-3 là một đội hình giàu năng lượng, có tốc độ cao và đạt được hiệu quả với ba tiền vệ trung tâm cơ động, nhạy bén về mặt chiến thuật.

Điều tối quan trọng là các hậu vệ cánh phải tiến về phía trước và mang đến chiều rộng cho đội hình vì các tiền vệ cánh thường đóng vai trò tiền đạo cánh trong hệ thống này — cách thi đấu tốt nhất là để họ cắt vào bên trong và di chuyển đến các góc của vòng cấm địa.

Ở hàng tiền vệ ba người, một người phải là mỏ neo thích hợp: có khả năng phòng ngự, phân phối bóng ổn định và nhanh chóng chặn đứng các đợt phản công. Hai người còn lại có một vai trò rộng lớn bao phủ hầu hết mọi điểm trên sân, vì vậy tính cơ động là điều cần thiết.

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Bồ Đào Nha (Euro 2012, không phải hiện tại), Barcelona, Porto của Andre Villas-Boas


4-4-2

Số lần sử dụng: 307

Phổ biến nhất tại: Bundesliga (94)

Đội hình 4-4-2 rất cổ điển của Anh đứng ở vị trí thứ hai.

Bản thân đội hình đang dần biến mất khỏi bản đồ bóng đá, ngay cả trong một số đội cứng đầu nhất (chẳng hạn như đội tuyển quốc gia Anh) cuối cùng cũng từ bỏ việc níu giữ sơ đồ này.

Đội hình này ưa thích lối hợp tác tấn công kiểu cổ — một người cầu thủ to lớn cùng một cầu thủ nhỏ con, giống như bộ đôi Andy Carroll-Jermain Defoe — hơn là một tiền vệ thứ ba. Điều đó khiến cho các cuộc tấn công trở nên nhanh và trực tiếp hơn, vì mục tiêu là di chuyển bóng qua các tuyến càng nhanh càng tốt.

Cầu thủ đóng bóng sẽ luôn đóng vai trò như một tấm lá chắn, cầm bóng và để cho đồng đội tiến sâu hơn trên sân, trong khi một tiền vệ kiến thiết chơi ở tuyến giữa luôn có thể tự tin rằng tiền đạo có tốc độ sẽ bứt phá bất cứ khi nào có thể.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sa sút của sơ đồ 4-4-2 là sự thoái trào của các cầu thủ chạy cánh truyền thống. Đã qua rồi cái thời mang tính biểu tượng của những số 7 và số 11 chạy dọc trên các đường biên, và nếu không có họ, 4-4-2 sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Anh (Euro 2012), AC Milan của Arrigo Sacchi


4-2-3-1

Số lần sử dụng: 1253

Phổ biến nhất tại: La Liga (432)

Và tất nhiên, chúng tôi kết thúc bài viết với đội hình 4-2-3-1.

Các huấn luyện viên sắc sảo hơn của bóng đá thế giới đã sử dụng sơ đồ này từ khoảng năm 2010, và sau Euro 2012, theo đúng nghĩa đen tất cả mọi người ngoại trừ người Ý và đội Barcelona bắt đầu sử dụng theo khả năng.

Với tư cách là một hệ thống, đội hình này vẫn là vua vì có rất nhiều ưu điểm. Lối chơi kiểm soát bóng được coi trọng và việc sử dụng số 6 kép ở phía trước hàng thủ để che chắn giúp giữ bóng và bảo vệ phần dưới của hàng phòng ngự.

Các hậu vệ cánh sẽ di chuyển về phía trước, tấn công hai bên cánh và tạo ra các góc chuyền; họ có thể lên tham gia tấn công do hàng tiền vệ cầm bóng đủ sức che chắn. Số 10, hoặc trequartista, cần phải cơ động và có thể dạt sang hai bên cánh đồng thời giúp cầu thủ chạy cánh thoát xuống (hoặc áp đảo về số lượng).

Tất cả các tiền đạo đều có thể phát huy được sức mạnh trong đội hình này, từ tiền đạo cắm cho đến tiền đạo hoàn toàn.

Tôi đã thấy đội hình này ở đâu? Shakhtar Donetsk, Real Madrid, Borussia Dortmund

(Nguồn Bleacher Report)

You Might Also Like